Kịch Bản Trà Xanh - Chương 3
6.
Tôi đưa Trương Vân đến ngồi trong phòng giáo vụ đợi thầy.
Tôi đã đánh nhau với đám nữ sinh đó.
Vì tôi đã tàn nhẫn giật tóc một đứa nên khi các giáo viên vào thì họ chỉ thấy đám ấy là kẻ yếu thế.
Cuộc ẩu đả bắt đầu vì một cô ả nóng tính đã đập hộp bánh quy thiếc vào mặt tôi.
“Chị nên làm gì đây?” Trương Vân sợ hãi khóc, tôi nghi ngờ rằng cô ấy được làm từ nước và không ngừng khóc.
“Chúng ta có thể làm gì? Khi lão Vương tới, cô có thể nói sự thật. Cô ả kia bị rụng tóc còn đầu tôi thì bị tróc da.” Tôi chỉ vào vết cắt nhỏ còn chưa lau sạch máu, gần như sắp lành.
“Thật ra… bọn họ không có nói sẽ không trả lại tiền.” Trương Vân thận trọng nói.
“Đám đó sẽ trả lại tiền sao? Lũ nó đã nợ hơn nửa tháng rồi đấy.” Tôi chỉ thấy nhức đầu.
“Nhưng nếu chúng ta gây rắc rối như thế này, chúng ta sẽ bị đình chỉ học.”
“Dừng lại, dừng lại. Cô vẫn muốn bị lợi dụng và tiếp tục tiêu tiền vì đám đó à? Tiền của ai? Cô kiếm được tiền à? Còn không phải được cho sao…” Tôi vì quá bực bội nên lỡ lời. Khi nhìn thấy Trương Vân cúi đầu, tôi đã tự tát vào miệng mình.
Được rồi, bây giờ tôi đã trở thành cô gái thô lỗ, ngỗ ngược, bướng bỉnh và vô lý.
Bố tôi hôm nay không rảnh, người đến chính là Trương Tú An.
Trương Tú An và Trương Vân tính cách khá giống nhau, họ luôn thích giữ im lặng.
Nhưng từ khi tôi lấy ghế đập người phụ nữ họ Tiết kia, tôi đã hiểu rằng có những chuyện càng nhịn càng tệ và hậu quả của việc đó là bản thân chỉ càng đau khổ hơn.
Tôi lấy ra sổ tay của Trương Vân và bắt đầu nói chuyện với các phụ huynh khác.
“Các cô các chú có khả năng sinh con thì cũng nên có khả năng nuôi con, đừng để con mình phải đi xin ăn người khác.”
“Con gái của chú bị mất nhúm tóc, còn mặt cháu thì bị rách thế này. Ai sẽ bồi thường cho cháu?”
“Một mình cháu bị năm người bọn họ đánh. Nếu cháu không chống trả thì người thua sẽ là cháu, thế mà cháu trở thành người bắt nạt sao?”
“Trong lớp học có hệ thống giám sát hoạt động 24/24. Xin mời các cô chú xem qua là khi nào con của các vị đưa tiền. Nếu họ không trả tiền cho cháu thì cháu phải quỳ xuống cầu xin họ trả tiền cho cháu hay thế nào?”
Các giáo viên vội kéo tôi lại.
“Được rồi, được rồi, Vương Thu, đừng tức giận.”
Hiệu trưởng không dám lớn tiếng với tôi, ông ấy vô cùng khách khí. Bởi vì điểm số học tập của tôi ở trường rất tốt. Cuối cùng, sự việc này khiến chúng tôi phải nghỉ học một tuần và Trương Vân chuyển sang học lớp của tôi.
Trên đường về nhà, Trương Vân không dám nói lời nào, Trương Tú An vừa lái xe vừa như muốn nói gì đó.
“Dì muốn nói gì?” Tôi hỏi, mắt vẫn nhìn ra ngoài cửa sổ.
“Tiểu Thu… Hôm nay chúng ta quá xúc động phải không?” Trương Tú An trầm giọng hỏi.
“Có thể, nhưng nếu hôm nay không giải quyết triệt để thì Trương Vân sẽ tiếp tục bị người ta ứ.c h.i.ế.p.” Tôi lạnh lùng đáp.
“Cùng lắm là chuyển sang trường khác thôi. Đám đó trả cho Trương Vân hơn 400 tệ. Mới một tháng thôi đấy. Dì nghĩ xem, nếu để chuyện này tiếp tục thì chuyện gì sẽ xảy ra nữa?”
“Bây giờ dì muốn đưa cô ấy lành lặn về nhà, hay muốn đưa xác về?”
Tiêu rồi, miệng tôi lại nhanh hơn não.
Một trong những lý do khiến tôi không thích nói chuyện là vì miệng tôi luôn nói ra những lời khiến người khác tổn thương.
“Chị định báo với giáo viên…” Trương Vân nhẹ nói.
“Nếu việc báo giáo viên có ích thì nạn bắt nạt trong trường đã không còn tồn tại.” Tôi trợn mắt, hai mẹ con đều không dám lên tiếng.
Khi còn học cấp hai, tôi là người bị bắt nạt ở trường vì không có mẹ, vì trông tôi vụng về và vì tôi trông giàu có.
Tôi bị cắt tóc, đến gặp thầy khóc, thầy đã phê bình bọn nó ngay trên lớp. Nhưng sau đó, tôi đã bị trả thù tàn khốc hơn. Cây bút mẹ để lại đã bị làm hỏng.
Ngày hôm đó, không ai ngăn cản tôi và tôi đã vật lộn với đám người đó.
Tôi đánh bốn người, cào mặt một đứa và cắn vào tay một đứa khác.
Cánh tay của tôi cũng bị com-pa rạch một đường, máu vẫn tiếp tục chảy nhưng tôi làm như không đau và b.ó.p c.ổ đứa đã tổn thương tôi bằng bàn tay đầy máu của mình.
Sau khi bố tôi đến trường, tôi vẫn còn như chó điên, nhưng bố không trách tôi, kiên quyết bảo vệ tôi, cuộc sống sau đó của tôi rất yên bình, tôi tin chắc rằng giải pháp tốt nhất cho loại rắc rối này là tự mình đứng lên.
7.
Bố tôi về nhà vào ngày thứ ba tôi bị đình chỉ và nghiêm túc nói với chúng tôi rằng ông đã nói chuyện với nhà trường và ông tin rằng hình phạt dành cho những kẻ bắt nạt là chưa đủ. Tôi được ông ấy gọi vào phòng làm việc.
“Trước hết, bố muốn cảm ơn hành động của con, bạn học Vương Thu.”
Bố tôi đẩy một tách trà cho tôi: “Nhưng con vẫn còn hơi bốc đồng, nếu con bị thương thì sao?”
Tôi nhấp một ngụm, thấy đắng gần chết liền đặt xuống.
“Cảm ơn vì cái gì? Vì đã giúp đỡ hai mẹ con vô dụng đó à?”
Bố bất lực nhìn tôi: “Dì Trương và Vân Vân đều là người đáng thương. Họ giống như những con chim sợ cành cong…”
Bố tôi bắt đầu kể cho tôi nghe chuyện của Trương Tú An.
Bà ấy gặp phải người chồng cũ nghiện rượu, từng bạo hành gia đình, Trương Vân thường xuyên bị đ.ấ.m đ.á. Vì con gái nên Trương Tú An muốn ly hôn nhưng lại gặp đủ chuyện cản trở.
Ngày qua ngày bị h.à.n.h h.ạ, hai mẹ con Trương Tú An cứ thế mà luôn mềm yếu, sợ hãi, nhẫn nhịn. Hơn nữa tên cặn bã kia còn có chút b.i.ế.n t.h.á.i, thường xuyên giày vò tinh thần của hai mẹ con.
Sau đó, Trương Tú An quyết liệt ly hôn, nhưng sau khi rời đi, bà ấy bị gia đình mẹ đẻ từ chối, nên chỉ có thể sống một mình với Trương Vân.
Bà ấy cũng phản kháng, chẳng hạn như có người đã chiếm vị trí của bà ấy khi mở quán. Trương Tú An vì tranh giành nên bị đánh, kẻ kia còn có mối quan hệ với quản lý đô thị, buộc bà ấy phải bỏ quê mà đi đến thành phố.
Trải qua bao nhiêu chuyện không tốt, hai người bọn họ vẫn giữ tấm lòng thiện lương như vậy, thật sự là đáng kinh ngạc.
“Nên cả hai thường có khuynh hướng im lặng nhẫn nhịn để giữ mọi chuyện ổn thoả.” Bố tôi nhìn tôi và nháy mắt như thể đang khen ngợi.
“Xét cho cùng, không phải ai cũng giống con và có một người bố kiên định luôn ủng hộ con, còn cho con điều kiện tốt nhất. Ha ha… đúng không?”
Tôi trợn mắt nhìn ông ấy và hỏi: “Bố không cưới bà ấy vì thương hại đúng không?”
Bố tôi cũng rơi vào suy nghĩ: “Thật ra, đôi khi bố thấy mình và dì Trương giống như bạn bè.”
Sau khi ra khỏi phòng, Trương Tú An đã chuẩn bị sẵn bữa tối, rất thịnh soạn.
Bà ấy lắng nói: “Tiểu Vân kể dì nghe là ở trường con bé gặp rất nhiều chuyện không tốt… Nếu con không ra tay, sợ rằng con bé còn tiếp tục bị bắt nạt.”
Trên ghế sofa, mắt cô ta vẫn còn đỏ hoe, Đại Hoa dựa vào chân cô ta cẩn thận an ủi.
Trương Vân không làm gì sai, cô ta chỉ không chống cự khi bị bắt nạt, hơn nữa, cô ta còn bị nam thần thể thao nổi tiếng trong trường theo đuổi, khiến cô ta trở thành mục tiêu của đám con gái.
Thực tế, lần nghỉ học này trùng với ngày sinh nhật của mẹ tôi.
Bố tôi đã chuyển tiền cho tôi vào đêm hôm trước, nói rằng ông sắp đi công tác và hy vọng tôi có thể đến mộ mẹ giúp ông.
Mẹ tôi là một đứa trẻ mồ côi, và tôi là người duy nhất trên thế giới có quan hệ huyết thống với bà.
Vào ngày sinh nhật của mẹ, tôi dậy rất sớm, thay quần áo và định ra ngoài nhưng Trương Tú An đã ngăn tôi lại.
Bà ta đưa cho tôi một gói nhỏ giấy in hoa xinh đẹp và một cây bút.
“Phong tục ở đây dì không rõ lắm, nhưng ở quê dì có người đốt giấy hoa. Người ta nói nếu viết chữ lên đó rồi đốt thì người ở dưới sẽ nhận được.”
Tôi cầm lấy, sau đó bà ấy rụt rè lấy ra một túi trái cây: “Còn một ít trái cây nữa, con có muốn…”
“Cám ơn.”
Tôi ôm những thứ này với vẻ mặt phức tạp, có lẽ bố tôi đã nói với bà ấy chuyện này, nên Trương Tú An mới chuẩn bị chu đáo như vậy.
Nhìn qua thời gian đóng gói của giỏ trái cây, hiện giờ là bảy giờ sáng, hẳn là bà ấy đã dậy từ sáu giờ để chuẩn bị cho tôi.
Bà ấy thậm chí còn mua giấy hoa, thứ không phổ biến ở đây.